Loading...



    avatar

    chautuanpro91


    Posts :
    18
    Join date :
    22.03.2016
    Nếu không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết, mẹ bầu dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, do sức đề kháng giảm. Ngoài ra, khi mẹ ăn không đủ chất, sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng, như giảm sự phát triển não bộ hoặc các bộ phận khác. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng khi mang thai có vai trò rất quan trọng đối với cho sức khỏe mẹ và bé.
    Mẹo dinh dưỡng khi mang thai Dinh-duong-trong-tam-ca-nguyet-thu-hai-1
    1. Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu: Học cách thích nghi
    Thời gian này cơ thể của mẹ bắt đầu có những thay đổi đáng kể. Mẹ bầu có thể đột nhiên thay đổi khẩu vị hoặc đơn giản cảm thấy chán ghét một món nào đó. Đối với những người lần đầu làm mẹ, nghén dường như là hiện tượng “khủng khiếp”. Thay vì lo lắng mình không nạp đủ những dưỡng chất cần thiết, mẹ bầu nên học cách làm quen với những thay đổi của cơ thể, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp hơn.
    >>sữa bà bầu nhật
    Nếu không thể tiêu hóa một bữa ăn thịnh soạn, mẹ có thể chia nhỏ 3 bữa ăn thành 6-8 bữa nhỏ/ ngày. Mỗi lần ăn một ít, và cố gắng nạp nhiều thực phẩm giàu đạm. Lưu ý những nhóm thực phẩm sau phải có trong khẩu phần ăn: Chất đạm, chất béo, a-xít folic, các nhóm vitamin và khoáng chất, thực phẩm giàu chất xơ…
    2. Ăn uống đủ chất trong tam cá nguyệt thứ hai
    Sang tới tam cá nguyệt thứ 2, hiện tượng ốm nghén dường như đã giảm dần hoặc hết hẳn. Ngoài ra, đây cũng là thời kỳ cao điểm nhất để hệ xương, chân tay và não bộ phát triển trong suốt thai kỳ. Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng cần thiết lúc này là vô cùng quan trọng.
    Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ
    Ba tháng giữa thai kỳ là thời gian tuyệt vời để mẹ “chạy đua” bổ sung dưỡng chất cho bé cưng
    – Bổ sung vitamin D để cơ thể dễ dàng hấp thu cũng như duy trì mức độ can-xi, phốt pho giúp hệ xương, răng phát triển tốt. Vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời, và trong sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng gà…
    >>sữa morinaga cho bà bầu
    – Chiếm 20% trọng lượng não bộ và 60% chất liệu hình thành võng mạc, DHA có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh não bộ và thị giác của thai nhi. Cá hồi có chứa lượng DHA dồi dào, do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua món này nhé.
    – Vitamin A ảnh hưởng đến sự phát triển của tim, gan, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt hơn, vitamin A còn có khả năng đề kháng lại nhiễm trùng và chuyển hóa chất béo. Vitamin A có trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, gan động vật như bò, gà…
    3. Dinh dưỡng trong tam cá nguyệt cuối cùngMẹo
    Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn giúp mẹ có sức khỏe tốt chuẩn bị cho việc sinh nở và nuôi con.
    Trong giai đoạn này, mẹ bầu vẫn tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Lúc này hệ thần kinh và não bộ của thai nhi vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên cần tập trung bổ sung a-xít béo, omega-3 và choline. Nhu cầu canxi cũng cao hơn để giúp xương phát triển tốt.
    Lưu ý cho mẹ bầu:
    – Không nên bỏ bữa, tuyệt đối không ăn kiêng giảm cân. Nếu theo chế độ ăn chay, bầu nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để uống bổ sung một số loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Thực đơn ăn chay, nhất là ăn chay trường thường không bổ sung đủ lượng sắt, vitamin B12 cho nhu cầu của cơ thể.
    – Khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị phù. Vì vậy, mẹ không nên ăn quá mặn, giảm bớt lượng muối. Ăn ít muối cũng giúp hạn chế nguy cơ hình thành cao huyết áp, tiền sản giật, những biến chứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
    >>sữa bầu morinaga
    – Bổ sung nhiều thực phẩm nhiều đường, bột, chất béo không lành mạnh sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát. Từ đó dẫn đến hệ quả tăng sức đề kháng insulin, cuối cùng là mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ lúc nào không hay. Ăn uống thừa ngọt còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của tim mạch, huyết áp. Vì vậy, dù thèm đến mấy, bầu cũng cố gắng ăn đồ ngọt, béo ở mức độ vừa phải, hợp lý mẹ bầu nhé.